Những nơi thông khí như cửa chính, cửa sổ, thì độ dài rộng, cao thấp
đều không thể xây dựng một cách tùy tiện. Ảnh minh họa
Nguồn gốc: “Lỗ ban kinh” mô tả về thước Lỗ ban chuẩn “1 xích 4 thốn 4 phân”. Kích thước xích phải theo từng thời kỳ, nếu đúng xích theo thời Lỗ ban còn sống (Chiến quốc) thì 1 xích = 23,2cm nên thước Lỗ ban là 33,408cm. Trên thực tế, đến nay chưa có tài liệu nào về cây thước ngắn như vậy.
Có nên dùng thước thông dụng 42,9cm (hay 43cm)?
– Chiều dài 42,9 không rõ nguồn gốc, làm phép tính thử:
Để có thước Lỗ ban 42,9-43cm thì 1 xích phải trong khoảng 29-30cm. Tra lại kích thước đo đạc của các triều đại, đời Tùy (581-619) có hệ 1 xích bằng 29.6cm, đời Đường có hệ 29,75cm tính ra thước Lỗ ban là 42,84cm. Tuy nhiên, con số 29,75cm chỉ là số trung bình của 26 loại thước khác nhau đời Đường, từ 29,4cm – 31,7cm.
Các cung trên thước Lỗ ban 42,9 đều bị rút ngắn để thêm chữ ở giữa. Vì vậy, sử dụng cũng không chính xác.
Ưu thế của hệ thước Lỗ ban 46cm
– Thời Minh Thanh là thời kỳ thịnh hành của các môn thuật số, 1 xích là 32cm hệ thước quy đổi được 46,08cm (Thanh, Bắc Kinh).
– Thước được lưu giữ tại Viện Bảo tàng Cố cung Bắc Kinh dài 46cm.
– Thước thông dụng tại Đài Loan là 46cm.
– Viện Phong thủy thế giới tại Hồng Kông chính thức khuyến cáo dùng hệ thước 46cm